Hiện tại khi bạn đang đọc bài viết này thì có thể bạn cũng đang nghe bài hát nào đó về Giáng sinh vang lên, Giáng sinh đang đến gần ở Việt Nam và ở khắp nơi trên thế giới. Mọi người thường nghĩ phong tục đón giáng sinh của mỗi người dân trên thế giới sẽ rất giống nhau như là có ông già noel, về cây thông noel, không sai nhưng ở mỗi quốc gia sẽ đón giáng sinh theo một phong cách rất riêng biệt, điển hình như Hy Lạp.
Mách bạn 1 bật mí nho nhỏ rằng Hy Lạp đã có một tác động trên chữ viết tắt của Giáng sinh là “Xmas” – đây là cách viết từ bằng cách sử dụng chữ thập tượng trưng cho “X.” Nó được coi là một cách hoàn toàn tôn trọng bằng văn bản Giáng sinh chứ không phải là viết tắt bình thường. Lễ Giáng sinh ở Hy Lạp thường kéo dài 14 ngày, bắt đầu từ ngày 24/12 và kết thúc vào Lễ Hiển linh 6/1. Từ đầu tháng 12, người dân nơi đây đã bắt đầu trang trí nhà cửa và cây thông, chuẩn bị những món ăn và bánh ngọt truyền thống cho dịp lễ đặc biệt này.
Lễ Giáng sinh luôn được tổ chức ở Hy Lạp theo một cách khá truyền thống. Đối với người dân Hy Lạp đây là một kỳ nghỉ kỳ diệu, quý giá và đầy yêu thương cho cả trẻ em và người lớn. Giáng sinh là thời điểm mà mọi người hân hoan chào đón sự ra đời của cậu bé Jesus, để dành thời gian quý báu cho gia đình và bạn bè, để cùng thưởng thức những món ăn ngon và đi dạo thư giãn trong thị trấn, ở các cửa hàng, những nơi sống động với đồ trang trí và những ánh đèn lấp lánh.
Trong tháng lễ hội nhất trong năm, Hy Lạp tổ chức rất nhiều sự kiện và hoạt động Giáng sinh trước Giáng sinh và Năm mới. Mỗi thị trấn cung cấp “phép thuật riêng” bằng việc trang trí cho khu phố, tạo nên các hoạt động để chào đón lễ hội này.
Nếu bạn đang cân nhắc chuyển đến sinh sống tại Hy Lạp trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, bạn chắc chắn sẽ có những kỉ niệm không thể nào quên đấy. Cũng giống như lễ Phục Sinh, người dân Hy Lạp cũng rất quan tâm chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh truyền thống. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một vài truyền thống Giáng Sinh đặc biệt của người Hy Lạp nhé.
Mục lục bài viết
NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐÓN MỪNG GIÁNG SINH ĐỘC ĐÁO TẠI HY LẠP
1.Đốt lửa đêm Giáng sinh để tránh quỷ Kallikantzaroi
Hình ảnh người dân Hy Lạp thả đèn tại Lễ Hội Đêm Của Những Điều Ước
Tại Hy Lạp, người dân luôn tin rằng có ác quỷ Kallikantzaro sống dưới lòng đất và chúng sẽ chui lên quấy phá con người trong mùa Noel. Bởi vậy, các gia đình tại đây sẽ dùng cây thánh giá bọc húng quế, vẩy nước thánh và treo một hàm răng lợn để xua đuổi ác quỷ Kallikantzaroi.
Bên cạnh đó, các gia đình Hy Lạp sẽ giữ lửa liên tục cháy trong bếp xuyên suốt thời điểm diễn ra Giáng sinh nhằm ngăn không cho ác quỷ Kallikantzaroi có cơ hội làm phiền gia chủ.
Vào dịp lễ Giáng sinh, nhiều thành phố của Hy Lạp còn tổ chức lễ hội gọi là Đêm của những điều ước, nơi mọi người tụ tập để thả những chiếc đèn lồng bằng giấy có ghi điều ước lên trời.
2.Trang trí thuyền giáng sinh thay cho cây thông giáng sinh
Nếu đến Hy Lạp vào dịp Giáng sinh bạn sẽ thấy ngạc nhiên một chút bởi hình ảnh phổ biến không phải là các cây thông giáng sinh lộng lẫy mà lại là những chiếc thuyền nhỏ trang trí đèn màu được đặt trang trọng tại quảng trường chính thị trấn hoặc trong các gia đình. Ở Thessaloniki là nơi bạn thấy chiếc thuyền to nhất ở quảng trường trước biển hoặc ở trên các hòn đảo thì thuyền chính là món đồ trang trí giáng sinh truyền thống được ưa thích nhất. Những nơi đón nhiều du khách quốc tế sẽ trang trí thêm cả cây thông.
Những chiếc thuyền này được gọi là karavaki (mang nghĩa thuyền nhỏ) được bắt nguồn từ truyền thống của một đất nước gắn liền với biển. Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau kể về thuyền giáng sinh nhưng câu chuyện được nghe nhiều và có lẽ phổ biến nhất là về Thánh Nicholas (Agios Nikolaos) – vị thánh bảo trợ cho các thủy thủ. Ngày của Thánh Nicholas là ngày 6/12, cũng là ngày rất nhiều gia đình bắt đầu sửa soạn trang trí Giáng sinh gia đình và người ta tin rằng việc trang trí thuyền chính là để thể hiện thành kính với Đức Thánh.
Người Hy Lạp vốn có cuộc sống gắn liền với biển, thuở xưa rất nhiều người làm nghề thủy thủ, ngư dân và thuyền trưởng. Đàn ông đi biển thường ra khơi nhiều tháng mới về nên gia đình và người thân ở nhà thường lo lắng ngóng trông theo từng cánh buồm xa xăm. Những người vợ, người mẹ và các con đau đáu gửi gắm cả trái tim từ đảo ra biển cả mênh mông nơi những người đàn ông của họ đang vật lộn với từng con bão tố trong mùa lạnh giá. Đây chính là những tháng ngày chờ đợi, hy vọng và cầu nguyện cho sự trở về an yên. Cánh buồm trở về chính là tượng trưng cho niềm vui đoàn tụ.
Chính ý nghĩa này là khơi nguồn cho truyền thống đặt những chiếc thuyền gỗ nhỏ được trang trí ấm áp trong nhà, gần lò sưởi hoặc cửa với cánh buồm luôn hướng vào trong để đón những người con của biển trở về. Nối tiếp truyền thống ây, bọn trẻ cũng thường tự làm những chiếc thuyền nhỏ của riêng mình bằng giấy hoặc gỗ rồi mang những chiếc thuyền này đi theo dàn đồng ca đến từng nhà nhân dịp lễ để mọi người tặng những chiếc kẹo bé xinh vào trong thuyền.
3.Hát mừng giáng sinh
Từ 7 giờ sáng ngày 24/12 trẻ em sẽ đến gõ cửa từng nhà,đem theo nhạc cụ và hỏi chủ nhà “Na ta pume, na ta pume?” nghĩa là “Chúng cháu hát được không?”và hát vang bài hát Kalanda(bài hát mừng Giáng sinh truyền thống của Síp) sau đó chủ nhà sẽ thưởng cho các bé một món quà là một số tiền nhỏ hoặc những món bánh giáng sinh truyền thống
Nhiều người tin rằng truyền thống này bắt nguồn từ thời Byzantine hoặc từ thời Hy Lạp cổ đại, khi trẻ em đi khắp nơi ca hát, mang theo những chiếc thuyền gỗ nhỏ để tôn vinh thần Dionysos.
4.Bánh mì Chúa Giêsu (Christopsomo)
Christopsomo (bánh mì Chúa Kitô) là một món ăn chính trong bàn tiệc Giáng sinh của người Hy Lạp. Karamanes giải thích: Christopsomo có từ thời Ottoman và vẫn là một phần của món ăn lễ hội truyền thống, một yếu tố nổi bật trong truyền thống Giáng sinh của người Hy Lạp. Mặc dù cách trang trí khác nhau tùy theo khu vực và sẽ được điều chỉnh để thể hiện cuộc sống và công việc của các hộ gia đình, mỗi Christopsomo đều có một cây thánh giá làm bằng bột ở trung tâm, cũng như hạnh nhân và các loại hạt rắc lên trên để tượng trưng cho sự thịnh vượng. Đồng thời, ý nghĩa tượng trưng của nó là mang lại một năm làm ăn hiệu quả cho các hộ gia đình. Christopsomo sẽ được ăn vào đêm Giáng sinh.
5.Thịt lợn là món ăn không thể thiếu vào mỗi đêm giáng sinh
Theo truyền thống, món ăn chính trên bàn tiệc Giáng sinh của người Hy Lạp là thịt lợn – một phong tục được nhiều gia đình Hy Lạp gìn giữ.Ở một số vùng, người ta thường làm món cuốn lá bắp cải với thịt lợn kèm với cần tây hoặc rau bina.Giống như hầu hết các truyền thống, phong tục ăn thịt lợn trong lễ Giáng sinh không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng mà còn liên quan nhiều đến kinh tế của hộ gia đình, các bộ phận của con lợn sẽ được bảo quản và ăn trong suốt thời gian còn lại của năm. Trong quá trình giết mổ, các gia đình tuân theo một nghi lễ, kết thúc bằng cách sơn một cây thánh giá bằng máu của lợn lên đầu trẻ em để bảo vệ chúng khỏi đau đầu.
6.Những món bánh tráng miệng ngọt ngào
Melomakarona (bánh quy mật ong) và kourabiedes (bánh quy bơ phủ đường) là những món tráng miệng Giáng sinh truyền thống phổ biến nhất ở Hy Lạp. Chỉ được làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc địa phương, những món ngon hảo hạng này là một phần của truyền thống Hy Lạp từ thời cổ đại. Thành phần chính của melomakarona và kourabiedes là dầu, mật ong, cam và các loại hạt, là những sản phẩm thực phẩm nổi tiếng nhất của Hy Lạp. Mặc dù ngày nay những chiếc bánh quy mật ong này chỉ được ăn vào dịp Giáng sinh, nhưng trong thời cổ đại người Hy Lạp đã ăn chúng như một món tráng miệng hàng ngày
Vasilopita hay còn gọi là bánh Thánh Basil là một món tráng miệng truyền thống được làm vào dịp năm mới ở Hy Lạp . Vasilopita là một loại bánh có màu cam và tẩm bột dẻo, có thể được tìm thấy ở mọi nhà vào đêm giao thừa . Bánh này thường được dùng với một ly rượu vang đỏ để được thánh Basil ban phước trên đường đi giao quà. Vào ngày đầu năm, trong một bữa ăn trưa của gia đình, bánh sễ được cắt ra và mỗi thành viên trong gia đình chọn một miếng. Bên trong chiếc bánh sẽ được giấu một đồng xu, người ta tin rằng ai tìm thấy nó sẽ có một năm may mắn.
7.Lễ hiển linh – The Blessing of Water
Theo truyền thống Chính thống giáo, ngày 6 tháng 1 là ngày lễ rửa tội của Chúa Kitô. Vào ngày này, người dân sẽ tổ chức những buổi lễ kỷ niệm lớn tại các bến cảng địa phương để tôn vinh nước, một biểu tượng truyền thống của lễ rửa tội. Một linh mục sẽ ném cây thánh giá xuống biển và hàng chục người lặn xuống dòng nước lạnh tháng Giêng để tìm nó. Người tìm thấy nó sẽ được nhà thờ ban phước và được cho là sẽ có một năm may mắn,thành công.Sau buổi lễ, nước sẽ được tẩy rửa hoàn toàn.
Với một đất nước giàu câu chuyện thần thoại như Hy Lạp, thì mùa lễ hội chính là thời điểm để mọi người được sống lại trong chính những câu chuyện xa xưa của đất nước bí hiểm này và để cùng hòa mình tận hưởng không khí đầm ấm, vui vẻ ở cả thời điểm hiện tại. Hy Lạp hội tụ đầy đủ các yếu tố của một quốc gia đáng sống: không chỉ là về thiên nhiên, khí hậu ôn hòa, đời sống con người luôn được trau dồi, cả một hệ thống chăm sức khỏe hùng hậu, môi trường lí tưởng để nuôi dạy con cái và còn có cả những mùa lễ hội cho chính bạn và cả gia đình cùng nhau được trải nghiệm, gắn kết, đời sống tinh thần được nâng cao.
Để trải nghiệm một vùng đất đầy lí tưởng này cho tương lai của bạn và cả gia đình bạn về sau, hãy liên hệ ngay cho FREEVISA VIETNAM để có cơ hội được duyệt hồ sơ nhanh chóng nhất
THẺ XANH CHÂU ÂU (HY LẠP)
Đầu tư 250.000 EUR (gần 7,5 tỷ đồng) trong vòng 03 tháng nhận Thẻ xanh châu Âu cho cả gia đình 03 thế hệ. Trong đó, nhà đầu tư đã có:
01 biệt thự tại thủ đô ATHENS trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp
Sở hữu thẻ thường trú nhân vĩnh viễn