Hy Lạp được biết đến như là một đất nước của lễ hội. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới mà một người sẽ được có hai ngày sinh nhật khác nhau- là ngày sinh của bạn và ngày sinh của các vị thánh mà bạn được đặt tên theo sau. Từ lâu, Hy Lạp không chỉ giữ chân khách du lịch bởi những địa danh du lịch nổi tiếng mà nơi đây còn thu hút du khách bởi những giá trị văn hóa độc đáo, ai cũng muốn đến để khám pháp “cái nôi của nền văn minh nhân loại” và đặc biệt là các lễ hội ở Hy Lạp đầy màu sắc.
Hy Lạp là “miền đất Hứa” thật sự, ai cũng mong muốn được một lần đặt chân đến vùng đất đáng sống này một lần trong đời. Lịch của người Hy Lạp luôn đầy ắp những ngày lễ hội, và người Hy Lạp cũng như du khách khi viếng thăm đất nước xinh đẹp này cũng luôn trong tâm thế hân hoan, sẵn sàng để chào đón những ngày lễ hội của đất nước trong năm. Đặc biệt khi nhắc đến Hy Lạp phải kể đến những lễ hội đã làm nên giá trị cho đất nước, con người nơi này. Hãy cùng FREEVISA VIETNAM khám phá những lễ hội mà bạn nhất định phải tham gia khi đến Hy Lạp nhé.
Mục lục bài viết
1. LỄ PHỤC SINH
Đối với người dân Hy Lạp, Phục Sinh là lễ hội lớn nhất trong năm của họ, từ các con phố to đến các con hẻm nhỏ đều rực rỡ ánh nến, pháo hoa nửa đêm và chắc chắn một trong những món đặc sản không thể thiếu trong những dịp này đó chính là thịt cừu nướng. Một số hòn đảo ở Hy Lạp còn nổi tiếng với Lễ Phục Sinh độc đáo của riêng họ thu hút đông đảo người dân Hy Lạp và khách du lịch cả trong và ngoài nước đến viếng thăm và trải nghiệm.
Lễ Phục Sinh ở Hy Lạp là sự pha trộn độc đáo giữa truyền thống Kito giáo và phong tục địa phương của người dân Hy Lạp. Tuần lễ Phục Sinh (hay Tuần Lễ Thánh) diễn ra bao gồm nhiều chuỗi sự kiện khác nhau thay đổi theo từng ngày. Bắt đầu vào ngày thứ bảy của Lazarus (một tuần trước Chúa Nhật Phục sinh) đối với trẻ em đến từng nhà hát bài thánh ca của ‘Lazaros’ và thu tiền và trứng được cất giấu ở nhiều nơi. Tinh thần lễ hội ngập tràn đến từng con phố nhỏ, người dân địa phương tấp nập trang trí mà văn bia, tổ chức các nghi lễ truyền thống trong lễ hội và tuân thủ các quy tắc của lễ hội.
Đúng vào lúc nửa đêm, người ta thường bắn tên lửa và các loại pháo hoa mini lên bầu trời đây được coi là một trong những dấu hiệu báo hiệu là lễ Phục Sinh sẽ chính thức bắt đầu vào ngày chủ nhật sau đó. Sau nghi lễ, mọi người sẽ về nhà thưởng thức các món ăn truyền thống của Hy Lạp như soup dạ dày cừu hay còn được gọi với tên khác là ormayiritsa. Các bộ phận còn lại của con cừu thường sẽ được mang đi nước hoặc chế biến tùy theo sở thích để làm ra các món ăn chuẩn bị cho bữa tối.
Bạn sẽ được thấy các con đường đầy ngập ánh đèn, pháo hoa lúc nửa đêm và các món đặc sản được bày biện khắp các con phố. Đặc biệt, thịt cừu là nguyên liệu cần thiết cho tuần lễ này từ các món thịt cừu nướng đến soup thịt cừu hay các món làm từ thịt khác nhau.
2. LỄ HỘI CARNIVAL APOKREAS

Carnival Apokreas là một trong những lễ hội hóa trang có nguồn gốc lâu đời tại Hy Lạp, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến trải nghiệm và viếng thăm đất nước Hy Lạp hằng năm. Đây được xem là một trong những lễ hội truyền thống, mang đậm dấu ấn văn hóa của đất nước Hy Lạp cổ đại. Từ xa xưa, người ta cho rằng nguồn gốc của lễ hội Carnival Apokreas bắt nguồn từ thời xa xưa, là một hình thức tưởng nhớ nhằm tôn vinh thánh Dionysus- vị thánh tượng trưng cho sự tái sinh sự sống, giúp đất đai nảy mầm, cây cối tốt tươi.
Trong nghi lễ, người Hy Lạp thường tái hiện lại các điệu múa dân gian và hóa trang kiểu dân gian nhằm xoa dịu đi các linh hồn quỷ dữ, cầu mong quốc thái dân an. Có thể nói, Lễ hội Carnival Apokreas là một trong những buổi tiệc đường phố lớn nhất mà bạn không thể bỏ qua khi đến với Hy Lạp, người người đổ ra đường, không phân biệt tuổi tác, đẳng cấp, tạm gác lại tất cả mọi công việc mang trên mình những bộ đồ hóa trang đầy màu sắc hòa vào dòng người cùng nhau nhảy múa. Trải qua nhiều thế kỷ lễ hội hóa trang Carnival Apokreas vấn được người dân Hy Lạp tổ chức đều đặn hằng năm thể hiện sự tưởng nhớ và kính trọng của họ đối với thần linh.
Carnival Apokreas Hy Lạp thường diễn ra vào mùa xuân và kéo dài với hàng loạt các sự kiện hấp dẫn chứ không có một thời gian cố định như các lễ hội thường niên khác ở Hy Lạp. Ở Hy Lạp người ta thường hay gọi Carnival là Apokria, nghĩa là “không thịt”. Ngày nay, lễ hội Carnival tại Hy Lạp có liên quan đến tôn giáo chính thống và bắt đầu 3 tuần trước khi nhịn ăn Mùa Chay (từ giữa tháng 1 – cuối tháng 2, đầu tháng 3)
3. LỄ HỘI MẶT TRĂNG
Có thể nói rằng mặt trăng vào tháng 8 thường đẹp và sáng nhất nên lễ hội này được tổ chức hàng năm vào tháng 8. Vào những ngày trăng tròn, người dân sẽ tụ tập cùng nhau ăn uống, ngắm trăng và vui đùa cùng nhau. Đến Hy Lạp vào tháng 8 chắc chắn bạn sẽ bị mê mẩn bởi ánh trăng huyền diệu làm ngây ngất lòng người này. Bên cạnh đó còn các biểu diễn ánh trăng ở nhà hát mà bạn có thể khám phá khi đến đây.
Tại Anthens các địa điểm lịch sử tuyệt đẹp như Acropolis hoặc Roman Agora mở cho các buổi biểu diễn ánh trăng miễn phí của nhà hát và khiêu vũ. Mỗi năm chương trình thay đổi, vì vậy hãy kiểm tra tại địa phương khi bạn đến để không bỏ lỡ những chương trình cực kì hấp dẫn và thú vị trong lễ hội Mặt Trăng này nhé!
4. LỄ HỘI NÉM BỘT MÌ
Lễ hội ném bột mì là một trong những lễ hội nổi tiếng có một không hai của đất nước Hy Lạp. “Cuộc chiến bột mì” luôn thu hút đông đảo người dân Hy Lạp cũng như khách du lịch đến để trải nghiệm lễ hội “kỳ quái” này. Lễ Hội này xuất hiện từ năm 1801, khi người dân Galaxidi thách thức những người cai trị Ottoman đang chiếm giữ Hy Lạp bằng cách cử hành một nghi thức vẽ mặt và chế giễu người Ottoman bằng tro. Sau này, hằng năm lễ hội này vấn được người dân Hy Lạp đón nhận và tổ chức song tro được thay bằng bột mì. Lễ hội ném bột mì được tổ chức vào tháng 3 ở Galaxidi, lễ hội này có ý nghĩa như là đánh dấu sự kết thúc mùa lễ hội ở Hy Lạp và bắt đầu mùa chay ở đất nước này.
Tại lễ hội, hằng trăm người dân Hy Lạp mang trên người những bộ trang phục được làm bằng nhựa, gương mặt được vẽ bằng than đen. Những người tham gia lễ hội ném bột mì này thường trang bị cho mình một đôi kính hoặc một chiếc mặt nạ nhằm bảo vệ cho bột mì khỏi văng vào mắt trong lúc ném bột mì, trên cổ mỗi người được đeo một chiếc chuông bò lủng lẳng cùng nhau đổ xuống phố để bắt đầu cuộc chiến ném bột mì. Họ cùng nhau nhảy những điệu nhảy điều thống của Hy Lạp và tinh nghịch ném những nắm bột mì vào nhau, tạo ra một không khí rất sôi động và vui vẻ. Tất cả nhà cửa gần khu vực diễn ra lễ hội thường được phủ bằng những tấm vải bạt để bột mì khỏi dây vào vì khi kết thúc lễ hội thứ bột này thường bị nhão và dính rất khó để lau chùi cho sạch.
Đối với người dân Hy Lạp, nám bột mì không chỉ đơn thuần là một lễ hội mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong đời sống tinh thần của họ, được xem như là một sự giải thoát cho tâm hồn, một trò chơi giải trí bổ ích giúp người dân Hy Lạp giải tỏa những căng thẳng và mệt mỏi. Đây còn chính là một minh chứng rõ ràng cho tính hài hước và lạc quan của người Hy Lạp trong mọi hoàn cảnh
Hy Lạp – “cái nôi của văn minh nhân loại” thật sự là một điếm đến thú vị mà bất kì tín đồ đam mê du lịch nào cũng không thể bỏ qua. Hãy đến check in Hy Lạp và tận hưởng các lễ hội văn hóa độc đáo này bạn nhé.
THẺ XANH CHÂU ÂU (HY LẠP)
Đầu tư 250.000 EUR (gần 7,5 tỷ đồng) trong vòng 03 tháng nhận Thẻ xanh châu Âu cho cả gia đình 03 thế hệ. Trong đó, nhà đầu tư đã có:
01 biệt thự tại thủ đô ATHENS trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp
Sở hữu thẻ thường trú nhân vĩnh viễn